Mấy ngày Tết, trong nhà tôi khách khứa
không nhiều. Cũng là phải thôi, làm kẻ sống xa quê, họ hàng nội ngoại ở cả
ngoài Bắc, trong này chỉ có vài anh em, mấy người cùng làng và những bạn bè quen
biết, đồng sự... đến thăm nhau trong ngày Tết. Ấy thế nhưng cũng phải vào mùng
hai, mùng ba họ mới đến. Ngày mùng một còn phải đến lễ cha mẹ, lệ là vậy, mùng
hai đến thăm thủ trưởng, thầy cô giáo của mình, của con cái. Ai cũng thế cả,
hoá nên có đến nhau rồi cũng chẳng gặp, vài lần thành quen, chừa những ngày ấy
ra.
T r u y ệ n N g ắ n
HOÀNG ĐÌNH QUANG
Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013
DỊ TẬT
Tôi quen Tăng Phò cách nay hơn
chục năm, rất tình cờ. Hồi đó xe đò đi từ Sài Gòn xuống các tỉnh và ngược lại
thật trăm bề khổ sở. Không có thẻ thương binh thì cứ gọi là xếp hàng gãy giò
cũng chưa cắc mua nổi vé. Có vé rồi, lên xe cũng chả có ghế mà ngồi, bao nhiêu
chỗ tốt, chỗ mát con buôn làm tất. Đành phải đứng. Đi xe mà mỏi chân hơn đi bộ.
NGOẠI Ô
Tôi cầm hộp bánh in màu sặc
sỡ, và có lẽ rất đắt tiền lên ngắm nghía, săm soi mà chưa quyết định có nên cho
vào túi xách không? Có nên đem món quà sang trọng này về biếu ngoại không? Nó đắt
tiền và bóng nhoáng nhưng lại rất xa lạ với ngoại tôi. Đó là hộp bánh của anh Tường,
người cùng cơ quan với tôi, một người đàn ông lịch lãm và mạnh mẽ. Anh đem về từ
một siêu thị bên Singapore
tặng tôi và nói:
LÚC BẤY GIỜ KHÔNG CÓ AI
Đúng! Lúc bấy giờ không có ai.
Không có quan tòa và tội phạm.
Không có con người và ma quỷ. Không có cả muỗi và ánh sáng. chỉ có tôi, nàng và
nó. Nó là một vật nhỏ xíu nằm lăn lóc trên nền chiếu lờ mờ. Qua ánh đèn ngoài
đường hắt vào nó ánh lên, khó nhọc phô hết cỡ cái lấp lánh của loài kim loại.
Nàng nằm bất động, hơi thở đều
ddeuf, dịu dàng đến yếu ớt. Tôi ngỡ ngàng nhìn nàng trơ trọi trong không khí và
dần nhớ lại.
MÙA CHIM NGÓI
Gần sáng, im gió.
Sương móc xà xuống giăng trắng
ngoài cửa sổ. Tiếng thằng cháu nội ọ ẹ ở đầu buồng bên kia làm ông Tiệp thức
giấc. Mà chả cứ phải có tiếng động gì, cữ này, ông thấy ê ê ở thắt lưng, ở mạng
sườn là thôi, không sao ngủ được nữa. Già mất rồi!
Ông ngồi dậy quờ chân tìm dép,
khoác cái áo đại cán cũ, lịch kịch mở cửa. Sương lùa vào lạnh toát. Ngẩng dòm
trời toàn một màu trắng đục, chẳng thấy bóng dáng trăng sao. Hanh rồi đây!
VỪNG ƠI
Cả nhà tôi đang ăn cơm
chợt con chó vàng hực lên một tiếng, xù lông cổ lao vọt ra cổng. Tôi chưa kịp
hiểu chuyện gì xảy ra thì thằng Lộc, cháu tôi đã vút qua bậu cửa, miệng thét
lạc cả giọng:
- Chó !
Đúng lúc ấy, tiếng con vàng,
oai vệ và hung dữ nhằm vào cái bóng lù mù, xù xì như một con bù nhìn di chuyển
chậm chạp vào giữa sân. Nó lao tới tính ăn tươi nuốt sống cái bóng bù xù đó,
nếu như không có thằng Lộc cho một cú song phi ngoạn mục vào mạng sườn. Mẹ tôi
chống đũa thở dài:
VÀNG
Cả nhà tôi sắp ăn com chiều thì
có khách. Mở cửa, tưởng khách nào hóa ra Ba Thành từ Cao Lãnh lên. Có đến mấy năm nay, anh em
không gặp nhau, tôi vừa mừng, vừa ngạc nhiên.
- Trời! Chú Ba, vô nhà đi!
Thấy Ba Thành cứ đứng xớ rớ với chiếc cặp to
tổ chảng và đôi giày đen bóng ngoài cửa, vợ tôi giục:
- Cứ mang giày vô, chú Ba!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)