Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

LÚC BẤY GIỜ KHÔNG CÓ AI


Đúng! Lúc bấy giờ không có ai.
Không có quan tòa và tội phạm. Không có con người và ma quỷ. Không có cả muỗi và ánh sáng. chỉ có tôi, nàng và nó. Nó là một vật nhỏ xíu nằm lăn lóc trên nền chiếu lờ mờ. Qua ánh đèn ngoài đường hắt vào nó ánh lên, khó nhọc phô hết cỡ cái lấp lánh của loài kim loại.
Nàng nằm bất động, hơi thở đều ddeuf, dịu dàng đến yếu ớt. Tôi ngỡ ngàng nhìn nàng trơ trọi trong không khí và dần nhớ lại.
Đêm qua tôi đã theo nàng về đây. Bởi vì nàng đẹp và hấp dẫn tôi như ma, như quái.
- Em cô đơn lắm – nàng nói thế – Em chỉ muốn chết thôi, nhưng mà không làm sao chết được. Em còn nghĩa vụ với chồng em. Vâng, đúng là nghĩa vụ.
- Đôi khi, quả là hư thế. Tôi nói bằng thứ ngôn ngữ và giọng điệu của một triết gia chuyên nghiệp. Đôi khi con người ta cần phải như thế, Linh ạ…
Và, thế là, chúng tôi cũng đôi khi trở thành kẻ vô đạo đức vô trách nhiệm. Tôi đã nói dối vợ là anh phải ngủ trực cơ quan. Thật cám ơn vị thủ trưởng khó tính của tôi đã lập ra cái chế độ phải ngủ đêm ở cơ quan…
Tôi vẫn không dám cựa mình mà chỉ khẽ vươn tay về phía nó, về phía cái vật ánh kim trong mờ tối. Và, cả năm đầu ngón tay tôi, chậm chạp từ năm phía chụp lấy. Nhưng một cái gì ươn ướt lành lạnh chạm phải những đần tay tôi. Tôi giật thót người. Một thoáng rờn rợn chạy từ những đầu ngón tay nhạy cảm lên tận óc. Những ngón tay được lệnh của óc dừng lại cứng đơ như những quân nhân nhận được khẩu lệnh: đứng lại, đứng! Nhưng rồi óc tôi không ra thêm một mệnh lệnh nào khác nữa, dù là mệnh lệnh rút lui.
Tôi tự chủ và thầm nghĩ. Cái chất lành lạnh ấy tôi đã hiểu ra rồi. Không có gì ghê gớm cả, bình thường thôi, rất bình thường. Hồng Lâu Mộng đã miêu tả kỹ càng lắm. Chẳng có gì đáng sợ cả. Nhất là lại trong bóng tối. Lúc bấy giò không có ai. Năm ngón tay tôi tiếp tục co lại, vượt qua cái vùng lạnh giá đó và cùng lúc quặp chặt lấy nó. Một cái vòng. Cứng và nặng.
Tôi quờ tìm một cái gì đó. Khăn tắm hoặc áo quần gì cũng được. Nhưng không, cả tôi, cả nàng đều không có cái gì trên người. Xung quanh thì trống hoác, trơ trụi. Một cái gì như gió lạnh chạy qua. Tôi ngửa tay ra cho cái vòng kim loại nằm gọn trong lòng bàn tay. Cuối cùng thì tôi cũng tìm được cái tên cần tìm. Cái áo ngủ của nàng, bằng vải thun, mềm nhũn bị xô xuống cuối giường. Tôi khẽ ngồi dậy lau thỏa thích. Cả cái vòng. Cả năm ngón tay tôi. Rồi cả bàn tay. Một tay, rồi hai tay. Nàng vẫn nằm nghiêng, dáng nằm của người mẫu cho họa sĩ vẽ tranh khỏa thân. Ấy là tôi đoán chừng vậy, chứ trong bóng tối lờ mờ, nàng chỉ là một khối thâm thẫm.
Tôi hấp tấp mặc quần áo, rồi ngồi xuống cuối giường, tay vân vê cái vòng. Thoạt đầu, tôi tưởng là cái vòng tránh thai mà bây giờ thành vật bất ly thân của số đông phụ nữ. Nhưng tôi cũng biết cái thứ vũ khí chống nạn nhân mãn ấy qua tranh vẽ quảng cáo dán ngay cổng cơ quan. Nó được gọi là vòng, nhưng hình thù kỳ dị lắm. Mà không chắc nó đã bằng kim loại. Hay là…?
Tôi rón rén rờ tìm cái quẹt ga. Tooicofn nhớ là đã đặt nó len trên bao thuốc lá. Đay rồi, lựa tay bật lên. Ánh lửa làm tôi chói mắt, nhưng tôi vẫn nhận ra cí màu ánh kim của nó.
Chiếc nhẫn vàng.
Tắt lửa. Tôi ước lượng thàm trong lòng bàn tay. Nhưng không biết nó nặng bao nhiêu.
Của ai? Chắc chắn không phải của tôi. Vì tôi chưa bao giờ được sờ vào vàng, chư đừng nói sở hữu. Nhưng mà nhìn thì được nhìn rồi. Thiếu gì trên tay người ta.
Còn của nàng? Tôi không tin được. Nàng đang khốn khổ, đangnhịn ăn, nhịn mặc để phụng dưỡng cái hậu quả của tình yêu. Làm sao nàng có được cái của quý giá đó trong lúc này, khi mà chồng nàng đang ngoắc ngoải cầm cự với số mệnh trong nhà thương. Nhưng… thôi. Còn nhưng nhị gì nữa!
Tôi nhét chiếc nhẫn vàng xuống đáy túi quần rồi lặng lẽ móc hết số tiền tôi đang có đặt lên gối. Nàng khẽ cựa mình, còn tôi thì nín thở lặng lẽ mở cửa ra hành lang. hãy còn mờ tối.

                                                            ***

Những ngày sau đó tôi quyết không tìm nàng nữa. Tôi sợ. Mà sợ cái gì kia chứ? Tôi không hiểu là mình sợ cái gì mà hai tai lúc nào cũng nóng phừng phừng, người rịn ra toàn một thứ mồ hôi lạnh. Ngồi ăn cơm, vợ thản nhiên gắp vào hén tôi cái đầu cá mòi tôi lại giật thót mình. Đêm nằm cạnh vợ, ngoài cái mùi quen thuộc, tôi cũng lại cứ chạp chờm thấy cái mùi là lạ. Thế là lại sợ, lại vã mồ hôi. Vợ tôi phải bảo hay là anh bệnh? Thỉnh thoảng lại lén vợ mở ra xem cái vòng nằng nặng, ánh kim. Một con gián bò loạt xoạt trên chồng báo cũng làm tôi chột dạ. Mặc dù, lúc bấy giờ không có ai.
Có một lúc nào đấy tôi cảm thấy nhớ nàng. Mà nhớ kỳ nhớ lạ. Tôi muốn đi qua căn nhà đó, muốn gõ cửa, muốn tiến vào lẳng lặng ngồi xuống cái giường cũ kỹ của nàng. Và tôi đã tìm đến gõ cửa. Người bán bánh mì ở hiên nhà chìa bàn tay mũm mỉm đeo đến ba cái nhẫn to tướng, vàng chóe ra hỏi tôi:
- Cậu kiếm ai?
Tiếng nói đùng đục cùng với cái màu vàng lóe lên làm tôi giật mình, phát hoảng. Tôi ấp úng:
- Tôi… tìm cô Linh…
- Chuyển đi rồi!
- Sao ạ? Bác có biết cô ấy chuyển đi đâu không?
- Không biết. Cậu đến cơ quan cổ mà hỏi xem.
Tôi quen Linh trong dịp đến quan hệ công tác. nàng dịu dàng và đẹp lạnh lùng. Nàng được mọi người quý trọng. Tôi không đến cơ quan của nàng. Tôi không tìm nàng. Tôi quên nàng.
Đến cái lúc tôi sắp quên được nàng thì lại gặp nhau.
- Chồng em chết rồi. Nàng khóc.
Tôi không biết làm gì để an ủi nàng. Không dám vuốt tóc. Thậm chí không dám đụng đến ngón tay nàng, mặc dù trong cái đêm kỳ diệu ấy, tôi đã không bỏ sót một xăng-ti-mét vuông nào trên thân thể nàng.
- Anh ấy chết thảm lắm. Trên người không có một mảnh vải và khô quắt như một con vật. Em đã làm hết sức mình, bán đến cả cái áo dài cuối cùng để chạy thuốc. Nhưng anh ấy đã không sống nổi…
Nàng ngừng lại để khóc, và tiếp:
- Vẫn biết anh ấy không qua khỏi. Nhưng nếu em còn tiền, có khoảng một chỉ vàng thôi, biết đâu anh ấy không chết. Hai mũi chích thuốc ngoại có thể làm tan cơn suyễn…
Tôi sững sờ, tay run run quờ quạng làm đổ ly nước chanh lênh láng ra bàn, chảy xuống đùi nàng. Nàng vẫn im lặng, không cả để ý đến việc tôi lấy vạt áo của mình lau cho nàng.
- Anh đến tìm em, nhưng không gặp…
- Em đã trả nhà cho cơ quan và về ở với mẹ.
- Đúng. Cô đơn làm người ta càng đau khổ…
Nàng quay lại, đôi mắt lưng nước, khẽ cười:
- Không phải. Anh không hiểu em rôi. Chỉ vì em chẳng còn lý do gì phải ở một mình nữa thôi. Ba năm nay anh ấy nằm liệt trong bệnh viện. Bởi thế, em cần phải ở một mình trong căn phòng đó.
Tôi hối hận:
- Anh xin lỗi, vì đã…
Tôi bỏ lửng câu nói toan lấy cái nhẫn vàng trong túi ra đưa cho nàng. Không ngờ, nàng căn vặn:
- Anh đã làm gì?
- Anh đã xúc phạm tới anh ấy, xúc phạm tới vong hồn người đã khuất…
Nàng quay đi, lấy muỗng hất một cục nước đá vào chân tường.
- Anh đừng lo. Không phải chỉ một mình anh đâu. Và anh cũng không phải ân hận, bởi vì có thể chính việc đó đã cứu sống anh ấy thêm một thời gian nữa. Anh hiểu chứ? Còn bây giờ… bây giờ thì em chẳng còn lý do gì để ở một mình nữa…
Tôi cúi đầu im lặng.

                                                            ***

Thế rồi, tôi tưởng rằng mình cất được gánh lo âu, sợ sệt, từ sau cái hôm tôi gặp lại nàng. Và cả nàng nữa. Giải phóng! Liberation! Tôi mừng cho nàng cất được gánh nghĩa vụ, mặc dù đó là cái mừng độc ác. Vả chăng đó cũng là hạnh phúc? Hoàn toàn không phải vậy. Dù cho tôi cố gắng trấn an lương tâm mình. Nàng đâu còn cần tiền nữa. Có thêm một chỉ chứ có thêm đến mười chỉ vàng nữa thì chồng nàng chết vẫn hoàn chết. Lỗi tại trời chứ đau phải tại nàng, tại tôi. Trời kêu ai nấy dạ!
Một bữa kia, vừa thấy tôi đi làm về, vợ tôi níu lại, thì thầm:
- Có một tin cho anh đây! Hi hi…
- Vui hả? Tôi giật mình. Từ ngày ấy, tính tôi đâm ra nghi nghi hoặc hoặc, bất kể thân sơ.
- Vui. Ê, nói nghe này. Trưa nay, lúc đi làm về, em lượm được một cái túi. Anh biết có gì trong đó không?
- Có gì?
- Năm chục ngàn! Vợ tôi tự hào. Cái túi cũ xì hà.
- Của ai?
- Ai biết? Chẳng có giấy tờ gì cả. Cô ta dài giọng.
- Có ai họ thấy không? Đem nộp cho công an đi.
- Anh kỳ thiệt. Cô ta dựa hẳn vào người tôi. Biết ai mà trả. À, mà anh có nghe người ta thường nói sao không?
- Nói sao?
- Người ta thường bảo “Được bạc thì sang, được vàng thì hại”. Ai lượm được vàng là xui lắm, lụn bại cơ đồ không chừng. Chớ mà lượm được tiền là hên lắm nghe. Vậy em mới mua một con gà để vợ chồng mình liên hoan. Có cả hai lon bia và mấy điếu thuốc ba số năm cho anh nữa. Vui không? Em mua bằng hết số tiền đó.
Như người làm xiếc ảo thuật, vợ tôi nhấc bổng chiếc lồng bàn úp mâm lên, một đĩa thịt gà luộc vàng chơi chới hiện bên cạnh hai lon bia Sài Gòn có những đường viền lấp lánh đỏ. Bữa ăn ấy, kể từ thời lập tổ uyên ương đến nay là lần đầu. Đúng là được bạc thì sang.
Nhng vợ tôi đâu biết được ruột gan tôi ra làm sao. Cái vòng vàng nằng nặng kia ám ảnh tôi. Cơ chừng lụn bại đến nơi.
Đôi ba lần tôi đã cầm nó ra đường, toàn tìm đống rác liệng đại nó vào. May rủi dành cho anh lượm rác. Thế rồi tôi lại không dám. Tiếc của trời. Lần nào mồ hôi cũng đàm đìa lòng bàn tay. Một cành cây rơi, một tiếng rao hàng cũng làm tôi thất thần. Dù là lúc bấy giờ không có ai.
Nhưng thần kinh tôi ngày càng bấn lên. Nguy cơ tâm thần đến nơi. Vừa hay, người ta tổ chức một buổi quyên góp từ thiện. Buổi phát động vừa lâm ly vừa rầm rộ. Tôi mò đến đứng sau hàng ghế cuối. Tay thọc túi quần, nắm chắc chiếc nhẫn vàng gói trong một tờ giấy bạc đã lỗi thời (thứ này ở ta khá sẵn). Tim tôi đập loạn xị ngầu khi bài diễn văn của ông chủ tọa chấm dứt. Người ta vui vẻ lục tục tiến đến bàn lạc quyên và bỏ vào đó những đồng tiền giấy đương thời. Tôi dùng dằng mãi chưa muốn lên. Nửa muốn bỏ cái vòng oan nghiệt đó vào thùng lạc quyên, nửa muốn giữ lại. Cho đến tân lúc mọi người đã về vãn, thỉnh thoảng mới lại có một người vào bố thí. Tôi lại gần cái hòm lạc quyên bằng giấy bồi có dán chữ đỏ, miệng không có nắp. Lúc ấy không có ai, tôi nhìn trước, nhìn sau, rồi vội vàng đưa cả nắm tay cầm cái nhẫn vào thùng, bởi không muốn cho ai người ta nhìn thấy mình bỏ cái gì. Bất thần, một khuôn mặt từ phía sau xuất hiện. Gã đàn ông có khuôn mặt dữ dằn như từ điện Diêm Vương nhô lên. Gã lao tới và bàn tay rắn như thép nắm lấy cổ tay tôi. Khốn nạn cho tôi bởi bàn tay tôi vẫn còn nắm chặt cái gói giấy bạc úa đát.
- Làm cái trò gì vậy? Lại đây.
Gã kéo xềnh xệch tôi ới một cái bàn kê ở góc hội trường. Phút chốc, người ở đâu vây kín nghịt lấy tôi. Họ đinh ninh rằng tôi là tên tôi phạm định thó của công cộng. Bởi cái chuyện này ở xứ tôi lâu nay vẫn thường xảy ra như cơm bữa. Cho nên mấy gã bảo vệ thường núp kín ở đâu đó, bất ngờ xuất hiện. Hôm nay họ khoái chí lắm. Chiến công quả tang mà. Một vị chức sắc hất hàm, gã kia lột cái gói giấy trong tay tôi. Chiếc nhẫn vàng rơi ra, lăn lộc cộc xuống mặt bàn. Tất cả lặng đi trong giây lát rồi đồng thanh ồ lên. Tiếng ồ kéo dài ngan nga thành những lời xôn xao, náo nhiệt.
- Anh lấy từ thùng lạc quyên? Nhà chức trách hỏi và tôi lắc đầu.
- Của anh ủng hộ? Tôi lại lắc đầu.
Gã đàn ông có bộ mặt diêm phủ sửng cổ:
- Thế là thế nào? Lôi cổ nó ra phường. Quân bất nhân, định thừa cơ sơ hở để chôm chỉa hả? Đồ ăn xương, ăn máu đồng bào. Bao nhiêu người đang đói khổ thế mà nó dám thọc tay vào ăn bớt. Đi…
Tôi trôi đi trong hoang mang man dại. Trước mặt người cảnh sát, tôi chỉ lắc đầu. Tôi không còn nghĩ được gì nữa. Lòng dạ rối bời, đầu óc bấn loạn. Và tin rằng cái lụn bại của tôi đã được mở đầu. Tôi ký vào biên bản với điều thừa nhận rằng mình trong phòng nhốt tạm tôi mới dần dần tỉnh ra. Ngu thế, sao lại không chịu khai thật là mình có, mình tiếc? Cuộc tra vấn cứ nhùng nhằng trong tôi. Thật nhơ nhuốc. Với lại, cơ sự đã đến đây rồi, có nói thật chắc gì người ta đã tin.
Một nhân viên công lực, mở cửa:
- Anh kia, theo tôi!
Tôi bước chập choạng ra phòng ngoài thì… trời ơi! Người đàn bà đang ngồi am thầm kia chính là nàng. Nàng của tôi. Chuyện này rồi sẽ đi đến đau đây? Tôi lặng lẽ ngồi mà không dám nhìn nàng. Không dám nhìn ai. Nàng lên tiếng:
- Tôi yêu cầu các ông hãy thả anh ấy ra. Anh ấy không có tội.
- Chị cho biết: chị quan hê như thế nào với anh này?
- Bạn. Bạn thân thiết. Nàng đáp nhỏ nhẹ.
- Căn cứ vào đâu chị kết luận anh ta không ăn cắp?
- Chiếc nhẫn vàng đó là của anh ấy. Đúng hơn là của tôi!
- …?
- Tôi xin nói để các người biết: đó là chiếc nhẫn vàng giả. Nàng ngừng lại, nuốt nước miếng. Vang, vàng giả.
Rồi rất tự nhiên, nàng đứng dạy, bỏ đi.
                                                                                                4-1991.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét